Nhà cung ứng: Phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!

Nhà cung ứng: Phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!

Nhà cung ứng: Phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!

Nhà cung ứng: Phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!

Nhà cung ứng: Phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Những hàm Exel quan trọng trọng kế toán

  Trong kế toán hay trong các công việc liên quan đến EXel thì các hàm tính toán là những công cụ cơ bản không thể thiếu được. Mặt khác nó còn là những yếu tố quyết định trong công việc có tính đặc thù là thống kê và tính toán như kế toán. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về 1 số nhóm hàm Exel quan trọng. Hy vọng từ đây sẽ giúp các bạn  thuận lợi trong công việc.
I. HÀM LOGIC.
1. Hàm AND:
- Cú pháp:   AND (Logical1, Logical2, ….)
- Các đối số:   Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện. 
- Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu một hay nhiều đối số của nó là sai.
Lưu ý:
  - Các đối số phải là giá trị logic hoặc mảng hay tham chiếu có chứa giá trị logic.
  - Nếu đối số tham chiếu là giá trị text hoặc Null (rỗng) thì những giá trị đó bị bỏ qua.
  - Nếu vùng tham chiếu không chứa giá trị logic thì hàm trả về lỗi #VALUE!
- Ví dụ:    =AND(D7>0,D7<5000)
2. Hàm OR:
- Cú pháp:   OR (Logical1, Logical2…)
- Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.
- Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu tất cả các đối số của nó là sai.
- Ví dụ:  =OR(F7>03/02/74,F7>01/01/2002)
3. Hàm NOT:
- Cú pháp:   NOT(Logical)
- Đối số: Logical là một giá trị hay một biểu thức logic.
- Hàm đảo ngược giá trị của đối số. Sử dụng NOT khi bạn muốn phủ định giá trị của đối số trong phép toán này.
II. NHÓM HÀM TOÁN HỌC.
1. Hàm ABS:
- Lấy giá trị tuyệt đối của một số
- Cú pháp: ABS(Number)
- Đối số: Number là một giá trị số, một tham chiếu hay một biểu thức.
- Ví dụ:   =ABS(A5 + 5)
2. POWER:
- Hàm trả về lũy thừa của một số.
- Cú pháp: POWER(Number, Power)
- Các tham số:  Number: Là một số thực mà bạn muốn lấy lũy thừa.
- Power: Là số mũ.
- Ví dụ    = POWER(5,2) = 25
3. Hàm PRODUCT:
- Bạn có thể sử dụng hàm PRODUCT thay cho toán tử nhân * để tính tích của một dãy.
- Cú pháp:    PRODUCT(Number1, Number2…)
- Các tham số: Number1, Number2… là dãy số mà bạn muốn nhân.
4. Hàm MOD:
- Lấy giá trị dư của phép chia.
- Cú pháp: MOD(Number, pisor)
- Các đối số:   Number: Số bị chia.
- pisor: Số chia.
5. Hàm ROUNDUP:
- Làm tròn một số.
-  Cú pháp:  ROUNDUP(Number, Num_digits)
- Các tham số:   Number: Là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.
- Number_digits: là bậc số thập phân mà bạn muốn làm tròn.
- Chú ý:
  - Nếu Num_digits > 0 sẽ làm tròn phần thập phân.
  - Nếu Num_digits = 0 sẽ làm tròn lên số tự nhiên gần nhất.
  - Nếu Num_digits < 0 sẽ làm tròn phần nguyên sau dấu thập phân.
6. Hàm EVEN:
- Làm tròn lên thành số nguyên chẵn gần nhất.
- Cú pháp: EVEN(Number)
- tham số: Number là số mà bạn muốn làm tròn.
- Chú ý:
- Nếu Number không phải là kiểu số thì hàm trả về lỗi #VALUE!
 7. Hàm ODD:
- Làm tròn lên thành số nguyên lẻ gần nhất.
- Cú pháp: ODD(Number)
- Tham số: Number là số mà bạn muốn làm tròn.
8. Hàm ROUNDDOWN:
- Làm tròn xuống một số.
- Cú pháp:   ROUNDDOWN(Number, Num_digits)
- Các tham số: tương tự như hàm ROUNDUP.
III. NHÓM HÀM THỐNG KÊ.
A. Nhóm hàm tính tổng
- 1. Hàm SUM:
- Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.
- Cú pháp:   SUM(Number1, Number2…)
- Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.
2. Hàm SUMIF:
- Tính tổng của các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào.
- Cú pháp:  SUMIF(Range, Criteria, Sum_range)
- Các tham số:  Range: Là dãy mà bạn muốn xác định.
- Criteria: các tiêu chuẩn mà muốn tính tổng. Tiêu chuẩn này có thể là số, biểu thức hoặc chuỗi.
- Sum_range: Là các ô thực sự cần tính tổng.
- Ví dụ:    = SUMIF(B3:B8,”<=10″)
- Tính tổng của các giá trị trong vùng từ B2 đến B5 với điều kiện là các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10.
B. Nhóm hàm tính giá trị trung bình
1. Hàm AVERAGE:
- Trả về gi trị trung bình của các đối số.
- Cú pháp:    AVERAGE(Number1, Number2…)
- Các tham số: Number1, Number2 … là các số cần tính giá trị trung bình.
2. Hàm SUMPRODUCT:
- Lấy tích của các dãy đưa vào, sau đó tính tổng của các tích đó.
- Cú pháp:    SUMPRODUCT(Array1, Array2, Array3…)
- Các tham số: Array1, Array2, Array3… là các dãy ô mà bạn muốn nhân sau đó tính tổng các tích.
- Chú ý:
-  Các đối số trong các dãy phải cùng chiều. Nếu không hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE.
- C. Nhóm hàm tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất
1. Hàm MAX:
- Trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.
- Cú pháp:   MAX(Number1, Number2…)
- Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó.
2. Hàm LAGRE:
- Tìm số lớn thứ k trong một dãy được nhập.
- Cú pháp:   LARGE(Array, k)
- Các tham số:  Array: Là một mảng hoặc một vùng dữ liệu.
- k: Là thứ hạng của số bạn muốn tìm kể từ số lớn nhất trong dãy.
3. Hàm MIN:
- Trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.
- Cú pháp:   MIN(Number1, Number2…)
- Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.
4. Hàm SMALL:
- Tìm số nhỏ thứ k trong một dãy được nhập vào.
- Cú pháp:  SMALL(Array, k)
- Các tham số:   Array: Là một mảng hoặc một vùng của dữ liệu.
- k: Là thứ hạng của số mà bạn muốn tìm kể từ số nhỏ nhất trong dãy.
   Chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ những hàm căn bản exel trong những bài viết sau. Chúc các bạn vui vẻ! 
 


----------------------------o0o------------------------------
Chi tiết xin liên Hệ
Nhà cung ứng: Phucvu.vn
Địa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0982.82.54.82
Mail: phucvu.vn1@gmail.com
Website: www.phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!

Những câu hỏi thường gặp khi quyết toán thuế

Chỉ còn ít thời gian là kết thúc hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013. Do chính sách thuế có sự thay đổi vào giữa năm 2013, nên đã gây khó cho không ít người làm thủ tục này. Dưới đây là những hướng dẫn cách giải quyết trong một số trường hợp cụ thể. 

Những trường hợp liên quan đến chính sách thuế
* Hỏi: Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 hướng dẫn thi hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/6/2013 và áp dụng từ năm tài chính năm 2013. Cho tôi hỏi Thông tư này áp dụng từ 1/1/2013 hay 10/6/2013? 
- Đáp  Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/6/2013 và áp dụng cho năm tài chính năm 2013. Nghĩa là Thông tư này áp dụng từ ngày 10/6/2013, nhưng khi quyết toán thuế năm thì áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2013.
Ví dụ tháng 1/2013 bạn mua tài sản giá trị 15 triệu đồng, theo Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009, tài sản này là tài sản cố định do giá trị lớn hơn 10 triệu đồng. Tuy nhiên, đến ngày 10/6/2013, theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC, quy định tài sản cố định phải từ 30 triệu đồng trở lên, do đó tài sản bạn đã mua không còn là tài sản cố định nữa nên từ ngày 10/6/2013, bạn phải chuyển tài sản cố định này sang dạng công cụ, dụng cụ. Vì vậy, năm 2013, bạn được trích khấu hao tài sản trên từ ngày mua trong tháng 1/2013 đến ngày 9/6/2013. Sau thời gian này, bạn không được trích khấu hao cho tài sản này nữa mà phải phân bổ theo quy định.
* Hỏi: Thu nhập chịu thuế là thu nhập sau khi trừ đi BHXH, BHYT và các khoản giảm trừ khác đúng không? 
- Đáp : Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ cho các khoản giảm trừ (bao gồm giảm trừ gia cảnh, Bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện và các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học).
* Hỏi: Con tôi tốt nghiệp đại học tháng 7/2013 nhưng do không đủ điều kiện để xin việc làm. Do vậy cháu đang cố gắng học thêm sau đại học (Cao học), xin hỏi trường hợp cháu như vậy, gia đình tôi có được giảm trừ thuế TNCN phần của cháu không?
- Đáp: : Căn cứ quy định tại tiết c, Khoản 1, Điều 9, Thông tư 111/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính về nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh, trường hợp con bạn nêu trên không thuộc đối tượng được giảm trừ. 
* Hỏi: Xin quý vị cho biết thời gian hoàn thuế TNCN sau khi cán bộ thuế nhận và duyệt hồ sơ của tôi? 
- Đáp : Theo quy định Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính, trường hợp cơ quan thuế nhận đủ hồ sơ hoàn thuế theo quy định, thời gian hoàn thuế như sau: Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau thì chậm nhất là 6 ngày làm việc. Còn đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau thì chậm nhất là 40 ngày làm việc.
* Hỏi: Khi doanh nghiệp đang trong thời gian được ưu đãi thuế TNDN (ví dụ 15%) thì khi lập bảng kê khai quyết toán thuế TNDN có những chi phí không hợp lý hợp lệ, không chứng từ, khi đó doanh nghiệp sẽ tự loại và sẽ được tính 15% thuế TNDN trên tổng số chi phí tự loại để nộp bổ sung. Việc áp mức thuế đó có đúng không hay phải áp mức thuế 25% trên tổng số chi phí tự loại (mặc dù doanh nghiệp đang được ưu đãi thuế TNDN mức 15%/năm)
- Đáp : Căn cứ vào Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành, DN đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế TNDN, khi kê khai quyết toán thuế TNDN có phát sinh các khoản chi phí không được trừ (chi phí không hợp lệ, chi phí không có hóa đơn chứng từ hợp pháp...) khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, thì thu nhập chịu thuế tăng thêm do trừ các chi phí nêu trên liên quan đến khoản thu nhập đang áp dụng thuế suất nào thì tính thuế TNDN theo thuế suất đó.
Cụ thể, thu nhập được ưu đãi thuế suất 15%, thu nhập không được ưu đãi thuế suất 25%.
* Hỏi: Người lao động phải làm gì? Cơ quan thuế có thể làm gì? Nếu công ty không cấp biên lai thuế TNCN hay cấp xác nhận tổng thu nhập và thuế TNCN khấu trừ trong năm của người lao động sai (ít hơn) và từ chối việc cấp lại xác nhận đúng.
- Đáp (Bùi Nam Trung): Theo quy định hiện hành về thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế phải có trách nhiệm cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ.
* Hỏi: Giám đốc của tôi làm việc ở cả Hà Nội và TP.HCM, nếu nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN ở TP.HCM có được không? 
- Đáp (: Trường hợp giám đốc bạn làm việc ở cả Hà Nội và TP.HCM, nếu nơi làm việc tại TP.HCM có tính giảm trừ gia cảnh cho giám đốc bạn thì bạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN tại TP.HCM.
* Hỏi: Cá nhân làm việc 8 tháng, nghỉ thai sản 4 tháng trong năm 2013 hoặc cá nhân vào làm việc từ tháng 5/2013 thì quyết toán thuế TNCN như thế nào? 
- Đáp: Theo quy định của Luật thuế TNCN, cá nhân làm việc 8 tháng, nghỉ thai sản 4 tháng, nếu có thu nhập duy nhất từ tổ chức trả thu nhập thì có thể ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập quyết toán thuế thay năm 2013.
Trường hợp cá nhân làm việc tại tổ chức chi trả thu nhập từ tháng 5/2013, nếu 4 tháng đầu năm 2013 cá nhân không có thu nhập và đến thời điểm quyết toán cá nhân vẫn còn làm việc tại tổ chức trả thu nhập thì có thể ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập quyết toán thuế TNCN thay.
* Hỏi: Thời gian tháng 10 và tháng 11/2013, Chi cục thuế Q.5 kiểm tra thuế tất cả các DN kinh doanh vải tại Q.5 với sai phạm giống nhau là không làm sổ kế toán (mặc dù tất cả các doanh nghiệp đều có làm sổ kế toán đầy đủ) và cùng ấn định thuế năm 2013 với tất cả các DN trên. Các cán bộ thuế khi làm việc với các DN đều khẳng định rằng đây chỉ là thủ tục kiểm tra, mục đích chính là ấn định thuế năm 2013, họ nói đây là chủ trương của cục thuế TP.HCM. Họ ấn định thuế cho từng DN cao hay thấp tùy vào “mối quan hệ” của DN đó với cán bộ kiểm tra thuế. Xin hỏi đây có phải là chủ trương của Cục thuế Thành phố hay không? Có đúng luật không? 
- Đáp : Việc kiểm tra thuế phải được thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, cụ thể:
+ Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại điều 60 của Thông tư 156.
+ Kiểm tra đối với trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Như vậy, việc kiểm tra, ấn định thuế của cơ quan thuế, cán bộ thuế phải thực hiện theo đúng quy định, quy trình, không thể tùy thuộc vào "mối quan hệ" giữa DN với cán bộ thuế được.
* Hỏi: Tôi chuẩn bị làm quyết toán thuế TNCN, trường hợp công ty tôi có người làm được 9 tháng đầu năm 2013 sau đó chuyển qua công ty khác. Như vậy công ty tôi quyết toán TNCN 2013 cho người đó như thế nào (người đó yêu cầu bên tôi quyết toán cả năm và muốn có hóa đơn). Tôi phải làm thế nào?
- Đáp: Trường hợp công ty bạn có nhân viên làm được 9 tháng sau đó chuyển sang công ty khác thì công ty bạn không thực hiện quyết toán thuế TNCN thay mà chỉ cần kê khai thu nhập chịu thuế, các khoản giảm trừ, thuế TNCN đã khấu trừ tương ứng với thu nhập đã chi trả tại bảng kê 05A/KK-TNCN.
Đồng thời, công ty bạn cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho cá nhân đã nghỉ việc khi cá nhân có yêu cầu.    
* Hỏi: Tối đa một người được đăng ký bao nhiêu người phụ thuộc? Khi quyết toán thuế người nộp thuế được trừ các khoản thu nhập nào?
- Đáp : Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN thì một người khi đăng ký người phụ thuộc không hạn chế số lượng nếu đáp ứng đủ điều kiện về người phụ thuộc theo quy định.
Khi quyết toán thuế TNCN, người nộp thuế được giảm trừ các khoản thu nhập tại Điều 3, Điều 4 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
* Hỏi: Xin cho hỏi mức giảm trừ gia cảnh của năm 2013 tổng số là bao nhiêu? Chia thành hai khớp 6 tháng đầu (4 triệu) 6 tháng cuối (9 triệu)?
- Đáp (Bùi Nam Trung): Việc giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế trong năm 2013 được tính như sau:
+ Từ 1/1/2013 đến 30/6/2013: Đối với giảm trừ bản thân là 4.000.000 đồng và mỗi người phụ thuộc là 1.600.000 đồng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
- Từ 1/7/2013 đến 31/12/2013: Đối với giảm trừ bản thân là 9.000.000 đồng và mỗi người phụ thuộc là 3.600.000 đồng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
* Hỏi: Tôi có căn nhà cho Chi nhánh bảo hiểm Bảo Minh thuê trong 1 năm với số tiền 28 triệu đồng. Cơ quan thuế địa phương bắt tôi phải nộp 3 loại thuế với số tiền tổng cộng là 2.740.000 đồng, như vậy đúng hay sai? 
- Đáp (Trần Thị Lệ Nga): Do bà không nêu cụ thể về thời gian cho thuê nhà (năm 2013 hay 2014), số thuế từng loại phải nộp (môn bài, GTGT, TNCN) cũng như hoàn cảnh cụ thể của bản thân và gia đình (số người phụ thuộc) nên tôi không thể trả lời chính xác câu hỏi của bà được.
* Hỏi: Công ty chúng tôi là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam). Hằng năm, chúng tôi có 4 ngày làm thêm vào thứ 7 để ủng hộ các quỹ của Tập đoàn. Các quỹ này đều có quy chế hoạt động và quyết định thành lập của Chủ tịch HĐTV. Các quỹ hoạt động vì mục đích giúp đỡ các CB.CNV có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, bệnh tật... Toàn bộ số tiền làm thêm nộp về Tập đoàn, vậy thu nhập này có phải là thu nhập chịu thuế không?
- Đáp : Căn cứ vào Luật Thuế TNDN, khi doanh nghiệp có phát sinh thu nhập từ hoạt động SXKD thì khoản thu nhập này phải tính vào thu nhập chịu thuế TNDN và thực hiện kê khai nộp thuế trong kỳ tính thuế.
Cá nhân có thu nhập từ làm thêm giờ: Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương tiền công thực trả do phải làm thêm trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
* Hỏi: Công ty tôi có thuê nhân viên kế toán làm báo cáo thuế, chị ấy là nhân viên của công ty khác nhưng trong thời gian thử việc. Vậy thu nhập của chị khi làm dịch vụ báo cáo thuế cho công ty có phải đóng tiền thuế TNCN không?
- Đáp (Trần Thị Tuyết Hoa): Căn cứ quy định tại tiết i, khoản 1, Điều 25 Thông tư 111/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Theo trường hợp bạn nêu, công ty phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định. Tuy nhiên, trong trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu 23/BCK-TNCN của Thông tư 156/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 6/11/2013) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Công ty kế toán Hà Nội chuyên cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói và dịch cụ báo cáo tài chính.


----------------------------o0o------------------------------
Chi tiết xin liên Hệ
Nhà cung ứng: Phucvu.vn
Địa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0982.82.54.82
Mail: phucvu.vn1@gmail.com
Website: www.phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!

Biện pháp xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn giá trị gia tăng mới nhất

Doanh nghiệp mới thành lập thường đội ngũ kế toán viên còn ít kinh nghiệm nên việc viết sai tên công ty, mã số thuế, tên hàng hóa, địa chỉ, tiền hàng, thuế suất... trên hóa đơn giá trị gia tăng là chuyện không thể tránh khỏi. 

1. Hóa đơn viết sai nhưng kế toán chưa xé ra khỏi cuống.
- Biện pháp xử lý: Trường hợp này khá đơn giản, kế toán chỉ cần gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn đã viết sai này tại cuống của quyển hóa đơn.
- Rút kinh nghiệm: tham khảo thật kỹ các thông tin trên hợp đồng hay đơn đặt hàng ( nếu có)...cần viết trên hóa đơn để viết đúng.
2. Hóa đơn viết sai  đã xé khỏi cuống hóa đơn:
a, Hóa đơn viết sai đó chưa kê khai thuế:
- Biện pháp xử lý: Nếu kế toán đã viết sai thông tin trên hóa đơn đã lập sau đó đã xé khỏi cuống Nhưng hai bên chưa tiến hành kê khai thuế thì việc kế toán cần làm là Lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập theo mẫu sau:Mẫu biên bản thu hồi đã lập sai. ( chú ý: không sử dụng biên bản hủy hóa đơn như trước nữa nhé). Sau khi đã thu hồi được hóa đơn viết sai, kế toán gạch chéo các liên, và lưu giữ số hóa đơn đã lập để giải trình với Thuế khi có yêu cầu. Sau đó xuất lại hóa đơn mới theo đúng quy định.
- Kê khai thuế: Dùng hóa đơn mới viết đúng để kê khai thuế. Ngày ghi trên hóa đơn xuất lại là ngày hiện tại ( ngày làm biên bản thu hồi) vì vậy bên bán kê khai vào bảng kê bán ra, bên mua kê vào bảng kê mua vào. Hóa đơn đã bị thu hồi không kê khai.
- Rút kinh nghiệm: Trước khi xé hóa đơn ra khỏi cuống kế toán cần kiểm tra thật kỹ các thông tin trên hóa đơn, và yêu cầu người mua kiểm tra lại 1 lần nữa, sau đó mới ký, đóng dấu và xé ra khỏi cuống. ( Chậm - chắc).
b, Hóa đơn viết sai đã kê khai thuế:
Hóa đơn viết sai là hóa đơn không hợp lệ, không có giá trị để khấu trừ thuế hay lấy làm chi phí đối với người mua, còn với người bán thì dù bạn có viết sai thì bạn vẫn phải kê khai nộp thuế như bình thường, và bạn sẽ bị xử phạt vi phạm về sử dụng hóa đơn theo nghị định 109/2013/NĐ-CP. Xem chi tiết tại đây: Xử phạt vi phạm hóa đơn đã lập
- Biện pháp xử lý: Khi phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…
- Kê khai thuế: Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

Theo thông tư 64 thì xuất hóa đơn điều chỉnh, Nhưng việc xuất hóa đơn điều chỉnh thực hiện ở dạng " Tăng" hoặc " giảm" số lượng hàng hóa, đơn giá, thành tiền, hay thuế xuất thì thực hiện dễ dàng. Nhưng đối với việc điều chỉnh sai sót ở dạng ghi sai tên công ty, sai địa chỉ, sai tên hàng...( tức là sai sót không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp hay được khấu trừ) thì việc lập hóa đơn điều chỉnh vẫn còn nhiều vướng mắc và chưa được Cơ quan Thuế hướng dẫn cụ thể. Và thực tế các công văn của các cục thuế vẫn hướng dẫn trong trường hợp viết sai tên hàng hóa ( Công văn Số: 1914 /CT-TTHT An Giang, ngày 07 tháng 11 năm 2013 V/v hóa đơn ghi sai tên hàng hóa Của CỤC THUẾ AN GIANG hay công văn 7275/CT-TTHT ngày 24/09/2013 của Cục thuế Thành phố Hồ chí Minh vẫn hướng dẫn là thu hồi hóa đơn , sau đó xuất hóa đơn mới


----------------------------o0o------------------------------
Chi tiết xin liên Hệ
Nhà cung ứng: Phucvu.vn
Địa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0982.82.54.82
Mail: phucvu.vn1@gmail.com
Website: www.phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!

Mẫu thông báo phát hành hóa đơn mới nhất

 (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 64/2013/TT-BTC  ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính)                                        

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
           Độc lập  - Tự do - Hạnh phúc
Mẫu: TB01/AC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính)

THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HOÁ ĐƠN
(Dành cho tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt in, tự in)
1. Tên đơn vị phát hành hoá đơn:..................................................................................................
2. Mã số thuế:...................................................................................................................................
3. Địa chỉ trụ sở chính:....................................................................................................................
4. Điện thoại:....................................................................................................................................
5. Các loại hoá đơn phát hành:
STT Tên loại
hoá đơn
Mẫu số Ký hiệu Số lượng Từ số Đến số Ngày bắt đầu sử dụng Doanh nghiệp in Hợp đồng đặt in
Tên MST Số Ngày

Hóa đơn GTGT
AA/11T































6. Thông tin đơn vị chủ quản (trường hợp tổ chức, cá nhân dùng hóa đơn của đơn vị chủ quản đặt in, tự in):
- Tên đơn vị:.....................................................................................................................................
- Mã số thuế:....................................................................................................................................
7. Tên cơ quan thuế tiếp nhận thông báo:....................................................................................
Ghi chú: Tổ chức, cá nhân tự in hoá đơn không ghi cột Doanh nghiệp in và Hợp đồng đặt in       ........., ngày.........tháng.........năm.........
        NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
      (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)



----------------------------o0o------------------------------
Chi tiết xin liên Hệ
Nhà cung ứng: Phucvu.vn
Địa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0982.82.54.82
Mail: phucvu.vn1@gmail.com
Website: www.phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!

Phạt nặng các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, trong đó quy định cụ thể mức phạt với vi phạm về trốn thuế, gian lận thuế.

Theo Nghị định, các hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan gồm:


- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xoá, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn.

- Khai sai mã số hàng hoá, thuế suất đối với những mặt hàng đã được cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hoá, thuế suất.

- Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hoá xuất khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, hàng tái xuất có số thuế gian lận từ 100 triệu đồng trở lên.

- Xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu không phù hợp với nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm gia công từ nước ngoài không phù hợp với nguyên liệu đã xuất khẩu.

- Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng quy định;…

Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định nêu trên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, còn bị phạt 1 lần số tiền thuế trốn, gian lận trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì đối với tổ chức mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận; đối với cá nhân mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,1 lần nhưng không quá 1,5 lần số tiền thuế trốn, gian lận.

Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc mỗi tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

Vi phạm quy định về khai thuế sẽ bị phạt 20% số tiền thuế


Nghị định cũng quy định cụ thể mức phạt với vi phạm quy định về khai thuế. Cụ thể, người nộp thuế có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn thì bị xử phạt như sau:

- Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì bị xử phạt 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế.

- Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế đối với một trong các hành vi vi phạm như khai sai về đối tượng không chịu thuế; khai tăng định mức sản xuất sản phẩm gia công; định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu so với thực tế sử dụng; các hành vi không khai hoặc khai sai khác làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn…



----------------------------o0o------------------------------
Chi tiết xin liên Hệ
Nhà cung ứng: Phucvu.vn
Địa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0982.82.54.82
Mail: phucvu.vn1@gmail.com
Website: www.phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!